Các quy tắc quản lý tiền hiệu quả

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo đó là người giàu được nhận lãi suất và người nghèo phải trả lãi suất. Tiền chính là công cụ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính và có thể sinh sôi ngay cả khi bạn đang ngủ. Hãy áp dụng các quy tắc sau để tiền làm việc thay cho bạn.

1. Lập ngân sách thu chi hàng tháng:

Bạn có thể thay đổi cách quản lý tiền bằng cách tạo thói quen lập ngân sách vào đầu mỗi tháng. Có khá nhiều bí quyết để để lập ngân sách và quản lý tiền hiệu quả. Trong đó, phải kể đến luật 50/20/30. Luật 50/20/30 phù hợp với tất cả mọi người, cho dù bạn là người đã có gia đình hay còn độc thân, là quản lý cấp cao hay sinh viên vừa tốt nghiệp.  

Cốt lõi của luật 50/20/30 đó là bạn chia toàn bộ thu nhập của bạn thành 3 phần theo tỷ lệ 50:20:30. Trong đó, 50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu như nhà ở, phương tiện đi lại, thức ăn, nhu yếu phẩm; 20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư cho tương lai; 30% còn lại để đầu tư vào bản thân và tận hưởng cuộc sống như giải trí, du lịch, tham gia các khóa học nâng cao trình độ,...

2. Tiết kiệm và đầu tư:

Thực hiện càng sớm, tiền của bạn càng có nhiều thời gian để sinh sôi. Đầu tiên, bạn nên để dành từ 2 đến 3 tháng lương nhằm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Sau đó, bạn nên tiếp tục tiết kiệm và đầu tư một cách kỷ luật để giúp tiền của bạn tăng trưởng hiệu quả nhất.

Điểm quan trọng trong đầu tư chính là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vì thế bạn hãy đầu tư tiền của bạn vào nhiều nơi khác nhau để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và tăng cơ hội đạt lợi nhuận.

3. Không nên để tiền nhàn rỗi:

Tiền sẽ dần mất đi giá trị theo thời gian do sự ảnh hưởng của lạm phát. Một triệu đồng năm nay sẽ không còn là một triệu đồng năm sau nếu như bạn cứ mãi để tiền nằm yên một chỗ. Vì vậy hãy để tiền luôn làm việc và sinh lợi cho bạn.

4. Tạo ra dòng thu nhập thụ động:

Thu nhập thụ động là khoản tiền bạn có thể kiếm được mà không cần phải trực tiếp làm việc như cho thuê bất động sản, gửi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, quỹ mở...

Một khi bạn đã tạo được nguồn thu nhập thụ động cho riêng mình, bạn sẽ có một nền tảng tài chính vững chắc, an toàn.  

5. Đầu tư vào học vấn và nghề nghiệp:

Một cách khác đó là đầu tư vào bản thân như câu nói nổi tiếng của ngài Benjamin Franklin: “Đầu tư vào tri thức mang lại hiệu quả cao nhất”. Nếu bạn luôn dành thêm thời gian và tiền bạc để đầu tư vào học tập và trau dồi kinh nghiệm, bạn sẽ ngày càng nâng cao giá trị của mình và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.

Các quỹ Mở VCBF giúp tiền nhàn rỗi của bạn tăng trưởng khi mà bạn bận rộn và chưa có nhiều kiến thức tài chính, đầu tư chuyên sâu. Dù vốn lớn hay nhỏ bạn đều có thể đầu tư vào các quỹ Mở VCBF.

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top