Kế Hoạch Tài Chính Của Bạn

Làm việc với một chuyên viên tư vấn

Bạn cần có Chuyên viên Tư vấn Tài chính bởi vì Chuyên viên Tư vấn Tài chính được đào tạo để giúp bạn xác định mục tiêu đầu tư dài hạn, thời gian đầu tư, khả năng chịu đựng rủi ro, và các loại đầu tư thích hợp nhất để giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình.

Bạn nên chọn một Chuyên viên Tư vấn Tài chính tương tự như cách mà bạn sẽ chọn bất kỳ nhà tư vấn nào khác. Bạn có thể tin cậy các thành viên gia đình và bạn bè đã có kinh nghiệm tốt về tài chính. Bạn sẽ có những quyết định tài chính dài hạn quan trọng với sự hướng dẫn của Chuyên viên Tư vấn Tài chính. Vì vậy, bạn phải cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin cá nhân với họ và đảm bảo phương pháp tiếp cận và lĩnh vực chuyên môn của họ hợp với bạn.

Mục tiêu cá nhân

Danh sách mục tiêu của bạn có thể bao gồm: tiền tiết kiệm để về hưu, tiền mua nhà, tiền mở kinh doanh riêng, học phí cho các con hoặc tiền làm từ thiện. Đối với mỗi mục tiêu bạn sẽ cần phải xác định chính xác chi phí, phạm vi thời gian và thứ tự ưu tiên. Khi bạn thực hiện quy trình này, bạn sẽ cần phải cân nhắc sự hoán đổi về sự ưu tiên và thời gian cho mục tiêu của bạn. Việc ghi chú các chi tiết này ra giấy sẽ giúp bạn làm việc thành công hơn với Chuyên viên Tư vấn để tạo ra một kế hoạch tài chính vững chắc.

Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ của VCBF là công cụ hữu hiệu để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc sống.

Thời gian đầu tư

Thời gian đầu tư là gì?

Thời gian đầu tư là khoảng thời gian khi bạn bắt đầu đầu tư đến khi bạn sẽ cần lấy lại tiền.

Nếu mục tiêu của bạn là đóng học phí đại học cho con mới 2 tuổi, bạn sẽ cần tiền trong khoảng 16 năm nữa. Nếu con bạn 15 tuổi, bạn sẽ cần tiền trong khoảng 3 năm nữa.

Mỗi khoản đầu tư có thời gian đầu tư riêng phụ thuộc vào mục tiêu và có thể thay đổi khi gần đạt được mục tiêu.

Tại sao cần xác định thời gian đầu tư?

Các nhà đầu tư thành công luôn xác định thời gian đầu tư trước khi thực hiện. Vì xác định thời gian đầu tư rõ ràng sẽ giúp bạn quyết định những lựa chọn đầu tư nào là phù hợp với mục tiêu.

Nếu thời gian đầu tư là ngắn hạn, Chuyên viên Tư vấn Tài chính thường sẽ đề nghị những khoản đầu tư ổn định, ít biến động hơn. Với thời gian đầu tư dài hạn, biến động ngắn hạn có thể chấp nhận được.

Nếu không xác định thời gian đầu tư rõ ràng, việc lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp chỉ là một dự đoán. Đầu tư cần phải liên quan đến việc ra các quyết định đúng đắn tùy tình hình của bạn - không nên đoán.

Thời gian đầu tư hay thay đổi.

Trong nhiều trường hợp, thời gian đầu tư của bạn sẽ thay đổi. Một mục tiêu 15 năm, cuối cùng sẽ chỉ còn 10 năm, rồi còn 5 năm, và v.v.

Điều quan trọng là phải xác định lại thời gian đầu tư theo định kỳ bởi vì một quyết định đầu tư phù hợp với thời gian đầu tư là 15 năm có thể không phù hợp nữa khi thời gian đầu tư chỉ còn 5 năm hay ít hơn.

Chuyên viên Tư vấn Tài chính có thể giúp bạn xác định thời gian đầu tư cho các mục tiêu, cũng như đề nghị các khoản đầu tư thích hợp với các thời gian đầu tư đó. Quan trọng hơn nữa là Chuyên viên Tư vấn có thể giúp bạn điều chỉnh danh mục đầu tư của bạn khi thời gian đầu tư và hoàn cảnh sống thay đổi.

Khả năng đối phó và chịu đựng rủi ro

Sự yên tâm của bạn với rủi ro là một phần quan trọng trong việc quyết định đầu tư. Tạo ra một danh mục đầu tư thiết kế theo mục tiêu, thời gian đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro có thể là một nhân tố quan trọng để thực hiện kế hoạch, thay vì phản ứng theo cảm xúc khi thị trường biến động.

Khả năng chập nhận rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn có thể có tinh thần thép khi thị trường biến động, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận rủi ro lớn. Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn được xác định bằng hoàn cảnh cuộc sống, cũng như là kế hoạch và mục tiêu của bạn. Khả năng đấy thay đổi lúc bạn kết hôn, thay đổi công việc, có con, hoặc mua nhà. Mỗi một sự kiện xảy ra trong cuộc sống có thể thay đổi cách suy nghĩ của bạn về khả năng đối phó rủi ro. Trao đổi thường xuyên với Chuyên viên Tư vấn sẽ giúp bạn giữ kế hoạch tài chính xuyên suốt theo các thay đổi trong cuộc sống của bạn.

Kiểm tra thái độ của bạn. Để tránh trường hợp bạn phản ứng theo cảm xúc khi thi trường biến động, bạn hãy trung thực đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bạn và hãy biến nó thành một nhân tố trong kế hoạch tài chính.

Đánh giá sự chấp nhận rủi ro không liên quan đến việc thay đổi cảm xúc về tiền do logic hay lý luận. Mục đích là xác định một cách trung thực khả năng chấp nhận rủi ro để dự đoán cách bạn sẽ phản ứng khi thị trường biến động hoặc khi thua lỗ.

Học hỏi từ quá khứ của bạn. Một cách để bắt đầu là xem xét những cảm xúc bạn đã có lúc thất bại hoặc thua lỗ trước đây. Điều này có thể đến từ bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, như là:

  • Một người bạn thân chuyển sang nước khác
  • Mong muốn thăng cấp trong công việc nhưng bạn đã không nhận được
  • Mất việc

Bạn cũng có thể tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến tiền và đầu tư.

  • Ý nghĩ sẽ mất tiền đầu tư có làm bạn lo lắng?
  • Một tỷ suất lợi nhuận đảm bảo có hấp dẫn hơn một cơ hội 50-50 với lợi nhuận cao hơn không?
  • Thái độ của ba mẹ bạn về tiền bạc khi bạn còn nhỏ như thế nào?

Sử dụng những gì bạn đã học. Hãy nói chuyện với Chuyên viên Tài chính của bạn về khả năng chấp nhận rủi ro. Đồng thời, bạn có thể so sánh những thông tin này với các tiêu chí đầu tư khi bạn muốn có sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận thông qua sự đa dạng đầu tư và phân bổ tài sản.

Đánh giá đúng rủi ro trong các khoản đầu tư của bạn có thể giúp bạn tự tin để gắn bó với kế hoạch tài chính ngay cả khi thị trường có sự cố bất ngờ. Nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hay không yên tâm với các khoản đầu tư của mình, bạn hãy cẩn thận với cách bạn phản ứng. Một phản ứng tự nhiên có thể dẫn đến việc bạn bán với giá thấp, thay vì giữ khoản đầu tư có tiềm năng phục hồi và xóa lỗ.

Giữ định hướng khi thị trường không ổn định

Nếu bạn đã đầu tư trong nhiều năm và chứng kiến ​​những lên xuống của thị trường, bạn có thể kỳ vọng thực tế hơn về các khoản đầu tư của bạn. Nhưng một số nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới có thể có những kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp.

Học hỏi từ lịch sử thị trường. Thông thường kết quả quá khứ không đảm bảo cho kết quả trong tương lai, nhìn vào lịch sử thị trường có thể giúp bạn tạo ra kỳ vọng thực tế về khoản đầu tư của bạn.

Biến động giá có thể xảy ra hàng năm, nhưng thực tế là nó sẽ không lặp lại trong thời gian dài. Một quan điểm thực tế hơn là tập trung vào thu nhập trung bình hàng năm và không chú ý vào những biến động lên hoặc xuống.

Sự nguy hiểm khi bị cuốn theo những kỳ vọng không thực tế có nguồn gốc từ hai cảm xúc của con người: sự sợ hãi và sự tham lam.

Sự sợ hãi. Nếu giá thị trường xuống và thông tin trên phương tiện truyền thông mang đến cảm giác lo lắng, sự sợ hãi bị mất tiền có thể làm bạn thay đổi kế hoạch dài hạn của bạn.

Sự phấn khích. Tương tự như vậy, khi giá thị trường lên và mọi người dường như làm giàu chỉ sau một đêm, điều này có thể làm bạn bỏ kế hoạch và chấp nhận rủi ro lớn để có lợi nhuận cao hơn.

Tạo ra một kế hoạch tài chính và bám theo nó. Xu hướng làm theo đám đông có thể lớn. Nhưng phần lớn các nhà đầu tư tốt hơn nên bám theo kế hoạch dựa trên mục tiêu tài chính cá nhân, thời gian đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro.

Một Chuyên viên Tài chính có thể giúp bạn xác định mục tiêu đầu tư và tạo ra một chiến lược lành mạnh để hoàn thành chúng. Với kế hoạch tài chính này, kỳ vọng thực tế dựa trên thông tin trong quá khứ có thể làm bạn thoải mái khi thị trường xung quanh bạn không ổn định.

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top