Vn-Index Chạm Mốc 1.000 Điểm

Sau hơn một năm, chỉ số VN-Index đã một lần nữa quay về tiệm cận mốc 1.000 điểm trong ngày 25/11 vừa qua. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (TTCK) hậu Covid-19 thể hiện niềm tin của nhà đầu tư (NĐT) đối với sự phục hồi của cả nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại TTCK Việt Nam.

Kết quả tích cực của TTCK trong Quý 3 được dẫn dắt bởi:

1. Diễn biến tích cực trong việc khống chế đại dịch Covid-19 tại Việt Nam:

TTCK đã xây dựng được một tâm lý vững vàng trước những diễn biến mới của đại dịch. Các đợt bùng phát dịch đã được ngăn chặn một cách hiệu quả do Chính phủ đã có kinh nghiệm và năng lực trong việc đối phó với dịch, các biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện một cách tối thiểu để giữ cho nền kinh tế vận hành trong thời kỳ “bình thường mới”. Điều này đã giúp tăng cường niềm tin của các NĐT. Như đã chứng kiến, hành động bán tháo khi làn sóng Covid-19 thứ 2 quay lại đã chỉ diễn ra trong ngắn hạn (chỉ số VN-Index chỉ giảm 10,5%, so với mức giảm 33,2% trong đợt Covid-19 đầu tiên) và TTCK đã hồi phục ngay sau đó.

2. Thời gian gần đây, tiến trình phát triển vaccine trên toàn cầu đã có những bước tiến quan trọng:

Lần lượt các hãng dược phẩm lớn của Mỹ công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (giai đoạn thử nghiệm trên diện rộng trước khi vaccine được cấp phép) đạt kết quả cao hơn nhiều so với mong đợi (>90%) và Mỹ, nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch có thể bắt đầu triển khai tiêm vaccine trong vài tuần tới.

3. Dòng tiền dồi dào:

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp đã khiến TTCK ngày càng trở nên hấp dẫn. Đặc biệt động thái siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ kể từ ngày 01/09/2020 cũng giúp định hướng dòng tiền vào thị trường cổ phiếu, thể hiện qua sự gia tăng giá trị giao dịch và số lượng tài khoản mở mới. Số lượng tài khoản mở mới trong 10 tháng đầu năm 2020 đạt gần 290 nghìn tài khoản, nhiều hơn 100 nghìn tài khoản so với cả năm 2019  (theo VSD). Sự tham gia tích cực của dòng tiền nội đã giúp chỉ số VN-Index phục hồi mạnh mẽ từ đáy tháng 3, bất chấp áp lực bán ròng của NĐT nước ngoài.

4. Tốc độ hồi phục của kinh tế toàn cầu và Việt Nam:

Dù số ca lây nhiễm vẫn tăng, kinh tế toàn cầu đang trên giai đoạn phục hồi nhờ những biện pháp “phong tỏa” dần được gỡ bỏ ở các nước cũng như nhờ bộ đệm hỗ trợ mạnh mẽ đến từ chính sách nới lỏng tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương và chính sách mở rộng tài khóa quy mô lớn của chính phủ các nước.

Đối với Việt Nam, mặc dù hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ 2 quay trở lại nhưng nền kinh tế trong nước vẫn đang cho thấy sự chống chịu tốt và giữ vững được đà phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn mặt bằng chung toàn cầu. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng trở nên sáng sủa hơn nhờ thành quả của việc kiểm soát dịch sớm và hiệu quả. Sang năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được nhiều tổ chức kinh tế dự báo đạt mức cao và thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Tuy vậy, sự phục hồi của TTCK có thể dễ dàng dẫn đến sự hưng phấn thái quá, đặc biệt là từ tầng lớp các NĐT ít kinh nghiệm mới gia nhập TTCK. Việc ra quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc mà không dựa trên quá trình phân tích chuyên sâu và quản trị rủi ro chặt chẽ có thể dẫn đến thua lỗ trầm trọng khi TTCK đột ngột đảo chiều.

Sau những biến động bất thường gây ra bởi dịch Covid-19, giá chứng chỉ quỹ của các Quỹ Mở do VCBF quản lý cũng đang trên đà phục hồi trở lại. Với việc phân tích, lựa chọn kỹ lưỡng từng cổ phiếu cho một danh mục đầu tư đa dạng, VCBF tin rằng các Quỹ này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng tài sản của các NĐT trong dài hạn.

Để đồng hành cùng đội ngũ chuyên gia đầu tư giàu kinh nghiệm từ VCBF, hãy liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp từ chuyên viên:

- Gọi (024) 39364540 - (028) 38270750

- Chat trực tiếp trên Website của VCBF

- Inbox Facebook VCBF tại m.me/quymovcbf

 

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top