Việt Nam - Đối Tác Vững Mạnh Của Đất Nước Mặt Trời Mọc

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam sáng 20/10. Trong ba ngày ở Hà Nội, ông Suga đã có một lịch trình bận rộn, gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam, trao đổi với sinh viên và thăm một số di tích, thắng cảnh.

Việc Thủ tướng Suga chọn Việt Nam làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức chứng tỏ Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong khu vực ASEAN đồng thời có nhiều tiềm năng phát triển thương mại với Nhật Bản. Vì nước ta có quy mô dân số lớn, kinh tế tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, chính trị ổn định đồng thời rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại đây.

Trong quá khứ, cựu Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức.

Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nhật cho biết Việt Nam đóng vai trò trọng yếu khi Tokyo thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục góp phần cho hoà bình và thịnh vượng của khu vực. Lãnh đạo Nhật và Việt Nam cùng tái khẳng định tầm quan trọng đảm bản an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ luật lệ quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Về hợp tác song phương, Việt - Nhật cơ bản đạt được thoả thuận chuyển giao thiết bị và kỹ thuật quốc phòng, nhất trí thúc đẩy đa dạng hoá chuỗi cung ứng, xem xét khôi phục đường bay bị ảnh hưởng do Covid-19. Tokyo sẽ hỗ trợ Hà Nội trang thiết bị y tế trị giá gần 38 triệu USD, cung cấp vật tư hỗ trợ khẩn cấp miền Trung Việt Nam khắc phục bão lũ. Hai bên đã ký kết 12 văn kiện nhằm thúc đẩy hợp tác kỹ thuật số, môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng, y tế, xuất khẩu nông sản.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong 3 quý đầu năm 2020, trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản là 14 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng tỉ trọng. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu trị giá 14,63 tỷ USD, chiếm 7,9% tổng tỉ trọng, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2019.

  • Một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Nhật Bản:

Hàng dệt may: 2,58 tỷ USD

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: 1,45 tỷ USD (+2,2% cùng kỳ 2019)

Gỗ và sản phẩm gỗ: 928 triệu USD

  • Một số nhóm hàng nhập khẩu chính từ Nhật Bản:

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 3,9 tỷ USD (+22,3% cùng kỳ 2019)

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: 3,3 tỷ USD

Việt Nam là địa điểm hấp dẫn với các doanh nghiệp Nhật vì Hà Nội là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vừa ký Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA). Hiện Nhật là nước cung cấp vốn vay (ODA) cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay đến cuối năm ngoái là gần 24 tỷ USD, chiếm hơn 26 % tổng vốn ký kết vay nước ngoài của chính phủ Việt Nam (GSO).

Các chuyên gia của VCBF dự đoán trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch lớn hoạt động sản xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản hướng đến Việt Nam sau đại dịch Covid-19, điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật vào Việt Nam sẽ tăng.

Nếu có Quý khách có bình luận gì thêm về sự kiện vừa qua, xin đừng ngần ngại chia sẻ với các chuyên gia của VCBF dưới phần bình luận.

*Quý khách muốn đầu tư dù rất bận rộn và chưa có kiến thức tài chính chuyên sâu, hãy liên hệ VCBF ngay để được tư vấn:

- Gọi (024) 39364540 - (028) 38270750

- Chat trực tiếp trên Website của VCBF: https://lnkd.in/fTQfcm9

- Inbox Facebook VCBF tại m.me/quymovcbf

 

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top