Góc tư vấn - Ngành thủy sản được hưởng lợi lớn từ EVFTA?

 

Trong bài trước, triển vọng của ngành May mặc đã được các chuyên gia của VCBF nhận định. Trong bài này, VCBF sẽ tiếp tục đề cập đến một nhóm ngành cũng sẽ được hưởng lợi từ “cú hích” mang tên EVFTA.

Ngược dòng quá khứ, chúng ta sẽ nhìn lại thẻ vàng IUU mà Việt Nam đã bị EU phạt vào tháng 10/2017. Trước dấu mốc này, EU vốn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ sau Mỹ) với kim ngạch luôn chiếm trên 17% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu trong 3 năm gần nhất. Sau khi bị phạt, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang EU liên tục sụt giảm. Từ vị trí thứ 2, thị trường EU đã tuột dốc xuống vị trí thứ 5 với kim ngạch chỉ chiếm khoảng 10,7% (số liệu VCBF tổng hợp 4 tháng đầu năm 2020).

Hiệp định EVFTA được kí kết sẽ giúp hàng rào thuế quan xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được loại bỏ rõ rệt, cụ thể:

-          Gần 50% số dòng thuế (tương ứng 840 dòng thuế) đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% sẽ được giảm ngay về 0%.

-          Khoảng 50% số dòng thuế còn lại (với thuế suất cơ sở 5,5-26%) sẽ được bãi bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.

Lộ trình giảm thuế của các sản phẩm chính được thể hiện trong hình dưới đây:

Cơ hội với ngành Thủy sản:

 1- Việt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn với thị trường tiêu thụ thủy sản khổng lồ (người châu Âu ưa thích dùng sản phẩm thủy sản trong bữa ăn hàng ngày do ngon và bổ).

2- Việt Nam sẽ hưởng lợi thế trực tiếp thông qua thuế suất đối với các đối thủ khác trên thị trường EU.

  3- Ở chiều ngược lại, việc cắt giảm thuế nhập khẩu với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật công nghiệp, trong đó có kỹ thuật phục vụ khai thác thủy sản. Điều này giúp VN có sản phẩm chất lượng cao và chi phí thấp hơn.

 4- Với mối quan hệ vốn có giữa các doanh nghiệp Việt Nam và EU, việc EVFTA được ký kết sẽ giúp hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam được chú ý và tạo điều kiện hơn.

5- Về mặt chính sách, Việt Nam đang lên phương án và sẽ có nhiều chủ trương biện pháp cụ thể để hỗ trợ và ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông-lâm-thủy sản, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này.

 

* Hoạt động đánh bắt IUU (tiếng Anh: IUU fishing) là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU. Nghĩa là: hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí.

Quy định về IUU được EU ban hành vào năm 2008 và có hiệu lực năm 2010, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức này.

Theo quy định này, các quốc gia đánh bắt cá IUU sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. EU sẽ xem xét án phạt này vào 6 tháng sau. Trong trường hợp các quốc gia nhận thẻ vàng mà không có biện pháp khắc phục phù hợp thì có nguy cơ nhận thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu thủy sản vào EU, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Tháng 10-2017, Việt Nam bị EU phạt vào thẻ vàng với lý do "hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp". Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tháng 11-2017, Quốc hội thông qua Luật thủy sản sửa đổi (có hiệu lực từ 1-1-2019), quy định khung hình phạt đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân vi phạm, 2 tỉ đồng đối với tổ chức.

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top