Góc tư vấn - Ngành may mặc: cơ hội lớn với EVFTA

Với Hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

KNXK VIỆT NAM VÀO EU GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

 

2015

2016

2017

2018

2019

KNXK đi EU (tỉ USD)

4,57

4,84

5,17

5,86

6,43

Tỉ trọng trong tổng KNXK dệt may VN (%)

17,1

17,2

16,5

16,1

16,3

 

CAGR 15 – 19 = 8,9%

 

Nguồn: Trademap

 

CAGR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Compounded Annual Growth rate, mang nghĩa là tốc độ tăng trưởng kép hàng năm. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng khá nhiều trong nền kinh tế đặc biệt với những người thường xuyên tiếp xúc với công việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Có thể hiểu một cách đơn giản, CAGR đại diện cho kết quả thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kì nhất định, biểu hiện dưới dạng số tương đối phần trăm. Hiểu theo một cách khác bớt trừu tượng hơn thì CAGR dùng để đo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi thực hiện đầu tư một khoản tiền vào dự án nào đó trong một thời gian nhất định.

CAGR càng lớn chứng tỏ việc đầu tư càng có hiệu quả cao.

 

Các chuyên gia VCBF nhận định:

Hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt hoặc doanh nghiệp EU. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong việc nhận ưu đãi do doanh nghiệp trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Bởi, nguồn nguyên liệu này lâu nay doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc khối EU.

Dù vậy về quy tắc xuất xứ của EVFTA đối với mặt hàng dệt may sẽ đơn giản hơn so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đối với CPTPP, yêu cầu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.

Điều đó có nghĩa là các công đoạn từ sợi – vải – cắt may đều phải thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, còn EVFTA chỉ yêu cầu từ vải.

Nếu vượt qua được thách thức về nguyên liệu (sợi và vải) trong ngắn hạn, chúng ta hoàn toàn tự tin có thể xây dựng thị trường lớn để lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định, lâu dài, giúp ngành dệt may cạnh tranh ở cấp độ cao hơn.

Cùng với lợi ích về xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài.

 

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU VÀO EU (2020 -2025)

 

2020

2021

2022

2023

2024

2025

KNXK tăng thêm (triệu USD)

157

342

527

711

876

1041

  

 

Giả định thuế suất thuế nhập khẩu giảm 1%, doanh thu xuất khẩu tăng 2% (chưa tính đến tăng trưởng xuất khẩu thông thường hàng năm) – Nguồn: vinatex.com

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top