Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 1/2024

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh 18,3% YoY, trong đó ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%, chủ yếu do nền so sánh thấp khi Tết Nguyên Đán năm 2023 rơi vào tháng 1.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Tổng doanh thu bán lẻ đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% YoY, trong đó bán lẻ hàng hóa chiếm 78% và tăng 7,3% YoY, bán lẻ dịch vụ tăng 11,0% YoY.

Du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 10,3% so với tháng trước, cao hơn 73,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1,51 triệu lượt. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020 và tương đương 75,8% mức trước dịch Covid và nếu không tính khách Trung Quốc thì đã phục hồi 94,1%.

Đầu tư

Vốn đầu tư từ NSNN đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% YoY. Vốn giải ngân FDI đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9,6%. Vốn FDI đăng ký tăng mạnh 40,2% YoY, chủ yếu nhờ vốn đăng ký cấp mới vào lĩnh vực kinh doanh Bất động sản tăng gấp 2 lần cùng kỳ và đạt gần 1,3 tỷ USD.

Tình hình giá cả

Về tình hình giá cả, CPI tháng 1 tăng 0,31% so với tháng trước, chủ yếu do chỉ số giá lương thực tăng 1,74%, giá điện sinh hoạt tăng 1,29% và giá gas tăng 1,69%. Ở chiều ngược lại, chỉ số giá Thực phẩm, nhóm chiếm trọng số lớn nhất trong rổ tính CPI giảm 0,09% nhờ nguồn cung trong nước dồi dào. Nhờ đó, lạm phát tháng 1/2024 giảm xuống còn 3,37%, mức thấp nhất trong vòng 5 tháng. Trong đó, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống còn 2,72%, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020.

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top