Làm thế nào để đạt các mục tiêu tài chính trong cuộc sống?

1- Tích lũy mua nhà

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, chắc hẳn việc sở hữu một ngôi nhà như bạn mong ước có thể là một mục tiêu tài chính của bạn. Với những cặp vợ chồng được thừa kế hay được bố mẹ tặng một ngôi nhà là điều đáng mơ ước. Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng trẻ chỉ có thu nhập trung bình và không có hậu thuẫn từ gia đình, ước mơ mua một căn nhà là không phải không thực hiện được.

Để tìm mua một căn nhà như bạn mong muốn, có một số điểm cơ bản mà bạn cần phải thực hiện như là kiểm tra giá cả của những căn nhà tương tự tại khu vực muốn mua, kiểm tra ngôi nhà kỹ lưỡng để biết tình trạng của ngôi nhà, vị trí, môi trường xung quanh và kế hoạch qui hoạch của khu vực đó. Nhưng điều quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua là bạn phải chuẩn bị đủ nguồn tài chính để mua ngôi nhà ấy.

2- Đầu tư cho tương lai con trẻ

Sau khi đã sở hữu một ngôi nhà như mong ước, bạn có thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư vào giáo dục để đảm bảo tương lai cho những đứa con thân yêu của mình. Trong xã hội hiện đại, cha mẹ ngày càng quan tâm đến việc có được môi trường giáo dục tân tiến, tiếp cận với các nước phát triển cho con mình. Học hành tốt tất yếu đem lại một cuộc sống tươi sáng hơn hẳn cho con. Do đó, bạn cũng có thể hiểu rằng sức mạnh trí tuệ ngày nay đắt giá và có hiệu quả lớn hơn vô cùng so với sức mạnh chân tay – điều này đúng trong bất cứ ngành nghề nào dù là ngành nghề tài chính, cơ khí hay nông lâm nghiệp.

Hơn nữa, giáo dục giúp cho con bạn hưởng trọn vẹn hơn giá trị cuộc sống: một người có giáo dục tốt sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp, nhiều lựa chọn cho tương lai của chính mình để tự mình có thể thấy hài lòng với nghề nghiệp. Người có nền tảng giáo dục tốt cũng có nhiều cơ hội để đi đến những nơi mới, hòa nhập với những cộng đồng mới và tận hưởng những niềm vui mới.

Với những nhận thức như vậy, bậc cha mẹ ngày càng muốn đưa con mình đến những cơ sở giáo dục tốt – thường là tốt hơn mức mà bản thân họ đã được hưởng. Tuy nhiên, có thể rào cản lớn nhất cho nguyện vọng này lại luôn là năng lực tài chính. Do vậy, điều tốt nhất mà bạn có thể làm ngay là lập một kế hoạch tài chính chi tiết trong dài hạn cho việc học hành của con mình ngay khi chúng còn nhỏ, với các mốc thời gian và các mục tiêu về số tiền cần tiết kiệm rõ ràng.

3- Tận hưởng cuộc sống an nhàn khi về hưu

Một khi bạn đã đạt được những ổn định trong cuộc sống, trong công việc, bạn đã cảm thấy an tâm hơn khi thấy con cái ngày nào nay đã trưởng thành hơn với tương lai tươi sáng. Giờ đây, bạn đã có thể nghĩ đến một cuộc sống an nhàn hơn.

Do đó, bạn sẽ có một mục tiêu tài chính khác là chuẩn bị cho cuộc sống của bạn lúc tuổi già. Khi đến tuổi nghỉ hưu, chúng ta thường có những suy nghĩ về một cuộc sống không bận rộn, nhàn hạ không tất bật với công việc hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lo xa để chuẩn bị kế hoạch tài chính tốt để đảm bảo cuộc sống sung túc khi cao tuổi.

Một ví dụ điển hình cho cuộc sống an nhàn khi về hưu là ngày nay, chúng ta có thể thấy được những tour du lịch thiết kế dành cho người cao tuổi rất phổ biến, hay cụ thể hơn, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những cặp vợ chồng già phương Tây hay những nhóm du khách cao tuổi nước ngoài trong những chuyến du lịch tại đất nước chúng ta.

Quãng đời về hưu chiếm đến 1/4 đời người. Vì vậy việc lập kế hoạch vừa tiết kiệm vừa sinh lãi cho số tiền nhàn rỗi từ khi còn trẻ để bảo đảm có nguồn tài chính ổn định, tận hưởng cuộc sống an nhàn khi lớn tuổi là rất cần thiết.

4- Hiện thực hóa các mục tiêu tài chính của bạn

Mục tiêu tài chính có thể khác nhau tùy vào từng giai đoạn của cuộc đời. Mục tiêu có thể ngắn hạn như mua xe máy, ô tô, đi du lịch hay làm đám cưới. Mục tiêu cũng có thể dài hạn như vừa nêu trên. Sau khi đã hoạch định các mục tiêu tài chính, làm thế nào bạn có thể đạt được các mục tiêu đó?

Hãy tiết kiệm và đầu tư với Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ (SIP)!

Dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, tiết kiệm và đầu tư là điều cần thiết để đạt được những mục tiêu tài chính đó. Do đó, việc chọn được một công cụ đầu tư hiệu quả là rất quan trọng. Trước kia, những phương tiện truyền thống như gửi ngân hàng, mua vàng hoặc đầu tư vào bất động sản khá phổ biến. Ngày nay, sự phát triển của thị trường tài chính đã tạo ra những kênh đầu tư mới. Trong đó, quỹ Mở là một kênh đầu tư mới xuất hiện tại Việt Nam. Đây là công cụ tài chính mà bất cứ ai muốn đầu tư từ trung đến dài hạn cũng có thể tham gia.

Các quỹ Mở của VCBF được thiết kế để phù hợp với thu nhập trung bình của người Việt: mức tối thiểu của lần tham gia đầu tiên chỉ là 05 triệu đồng và cho các lần tiếp theo là 01 triệu đồng (nếu bạn muốn đầu tư tiếp). Đặc biệt, để các gia đình có thể lập một kế hoạch đầu tư lâu dài và hiệu quả, VCBF đã giới thiệu Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ (SIP) được tiếp thu từ tập đoàn Franklin Templeton Investments.

Chương trình SIP có hình thức khá giống với tiết kiệm, vì các gia đình sẽ đầu tư định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) với một số tiền cố định. Bạn có thể tham gia chương trình SIP của VCBF chỉ với 01 triệu đồng mỗi tháng hoặc hàng quý. Số tiền này được quy thành chứng chỉ quỹ theo giá trị tài sản ròng (NAV) của chứng chỉ quỹ tại thời điểm nộp tiền.

Tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu tài chính trong cuộc sống. Bạn hãy lập kế hoạch đầu tư ngay hôm nay để đến gần hơn với những ước mơ của mình.

Xem tiếp

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top